Sử dụng keo dán gạch để thi công gạch mosaic ngày càng trở nên phổ biến nhờ sự tiện dụng. Xem ngay hướng dẫn cách dán gạch mosaic đầy đủ và chi tiết nhất từ Anam Tile để thi công cho công trình của mình nhé!
Bạn có thể xem video ngắn được ghi nhanh tại nhà khách hàng khi Anam Tile tiến hành thi công dán gạch mosaic:
Và giờ hãy đọc chi tiết hướng dẫn cách dán gạch mosaic gồm 7 bước của chúng tôi!
1. Bước 1: Chuẩn bị gạch mosaic
Khi chuẩn bị gạch mosaic, bạn cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau:
- Đúng mẫu, đầy đủ số lượng.
- Không nứt, vỡ.
- Sạch sẽ, không bám bụi bẩn, khô ráo, đặc biệt là mặt sau viên gạch.
Lưu ý: Không nên ngâm gạch mosaic trong nước
Trong trường hợp bạn mua gạch mosaic tại Anam Tile mà bị hư hại trong quá trình vận chuyển, hãy từ chối nhận hàng và gửi lại sản phẩm cho đơn vị vận chuyển. Đồng thời, bạn hãy thông báo cho chúng tôi, chúng tôi sẽ gửi cho bạn mặt hàng thay thế.
Chuẩn bị gạch mosaic sạch sẽ, không bám bụi bẩn, khô ráo
2. Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ dán gạch mosaic
Để dán gạch mosaic, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau:
- Keo dán gạch: Dùng để dán gạch lên bề mặt ốp.
- Keo chít mạch: Dùng để chèn mạch giữa các viên gạch.
- Bay truyền thống: Dùng để trộn keo dán, kiểm tra độ mịn của keo trộn, trát hỗn hợp keo dán gạch lên bề mặt thi công hoặc bề mặt gạch, tém keo dán gạch.
- Bay răng cưa: Dùng để dàn keo dán gạch cho đều.
- Búa cao su: Dùng để gõ lên bề mặt gạch sau khi dán cho chắc.
- Thước thủy 600mm: Dùng để đo và căn chỉnh gạch khi dán.
- Thước 1200mm: Dùng để đo diện tích dán gạch.
- Thùng trộn keo: Để đựng keo dán khi trộn.
- Ca đong 1000ml: 2 ca, dùng để đong nước và keo dán gạch và dùng để trộn keo chít mạch.
- Ca đong 100ml: 2 ca, dùng để đong nước, keo chít mạch.
- Máy trộn điện (500rpm) và đầu máy trộn: Dùng để trộn keo dán cho đều.
- Miếng xốp nước: 3 miếng, dùng để lau phần keo thừa.
- Đũa khuấy: Dùng để trộn keo chít mạch.
- Dao vệ sinh: Dùng để vệ sinh kẽ mạch trước khi chít.
Chuẩn bị dụng cụ dán gạch
3. Bước 3: Chuẩn bị bề mặt dán gạch
Trước khi dán gạch, bạn cần đảm bảo bề mặt dán gạch cần đạt đủ các yêu cầu sau:
- Mặt lớp nền: Phẳng, cứng, chắc chắn, ổn định, có độ bám dính, sạch sẽ, khô (không đọng nước, độ hút nước bão hòa).
- Bạn có thể dùng tay hoặc búa gõ để kiểm tra độ cứng của bề mặt. Nếu bề mặt nền mới trát, nên để cho bề mặt nền khô vữa hoàn toàn trong khoảng 7 ngày mỗi cm vữa tô.
- Để làm sạch bề mặt, có thể dùng chổi quét và khăn lau để đảm bảo bề mặt sạch.
- Đối với nền ốp: Độ lồi lõm không chênh lệch quá 3mm, bề mặt kết cấu theo phương thẳng đứng không được nghiêng lệch vượt quá mức cho phép theo quy định.
- Đối với nền lát: Độ cao phù hợp với gạch mosaic, độ dốc phù hợp với thiết kế.
Bề mặt trước khi dán phải đảm bảo chắc chắn, ổn định
4. Bước 4: Chuẩn bị keo dán gạch
Một yếu tố không thể thiếu khi dán gạch mosaic là keo. Không chỉ cần đổ keo ra là dán được, mà cần trộn keo theo hướng dẫn sau:
- Trộn keo dán gạch:
- Cho nước vào thùng rồi cho keo vào trộn theo tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Dùng máy trộn điện hoặc dùng bay truyền thống trộn đều bằng tay với tốc độ chậm đến khi hỗn hợp keo, nước hòa đều vào nhau, không bị vón cục.
- Dùng bay truyền thống lấy một ít keo đã trộn lên kiểm tra độ mịn
- Quy trình dán gạch mosaic
- Để 3 – 4 phút sau khi trộn mới dùng vì lúc này các thành phần hóa học trong keo dán mới phát huy tác dụng và tạo hỗn hợp kết dính chuẩn.
- Keo đã pha dùng hết trong vòng 2 – 4 giờ tùy theo loại keo để keo không bị khô.
Lưu ý: Trong quá trình trộn và sau khi trộn keo, không được trộn thêm nước.
Trộn đều keo dán gạch với nước đến khi được hỗn hợp đồng nhất
5. Bước 5: Cách dán gạch mosaic
Sau khi đã trộn keo dán xong, bạn có thể bắt đầu dán gạch mosaic theo trình tự sau:
- Trát keo dán gạch mosaic:
- Trát keo lên bề mặt cần ốp lát rồi dùng bay răng cưa kéo theo chiều ngang với độ nghiêng khoảng 60 độ.
- Nếu gạch có kích thước lớn hơn 25cm x 25cm, cần trát 1 lớp keo lên toàn bộ mặt sau viên gạch để gạch có thể dính keo và tăng độ kết dính.
- Dán gạch mosaic:
- Đặt gạch cần dán lên lớp keo dán gạch.
- Dán gạch theo quy tắc từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên và dùng cây chống để gạch không bị trượt.
- Cần tém keo để đảm bảo mạch gạch sạch, không bị tràn keo trước khi chít mạch.
- Làm chắc viên gạch: Dùng búa cao su gõ đều lên mặt gạch để keo dính đều, bằng phẳng.
- Vệ sinh viên gạch: Khi keo vẫn còn ẩm, lấy tấm xốp ẩm lau vết bẩn, đường mạch và chỗ keo thừa trên gạch.
Lưu ý: Chờ 24 giờ rồi mới chít mạch gạch để keo khô hoàn toàn
Dán gạch mosaic lên lớp keo dán gạch
Dùng tay ấn để làm chắc viên gạch mosaic
6. Bước 6: Chít mạch gạch mosaic
Sau khi keo dán đã khô, bạn có thể tiến hành chít mạch gạch như sau:
- Vệ sinh kẽ gạch: Dùng dao vệ sinh làm sạch kẽ mạch để kẽ mạch chắc chắn và lớp keo bên dưới không ảnh hưởng đến màu sắc.
- Trộn keo chít mạch:
- Dùng ca 100ml lấy nước và keo chít mạch theo tỉ lệ trong hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Dùng đũa trộn đều với tốc độ chậm đến khi keo và nước hòa vào nhau thật đều, không bị vón cục.
- Bạn có thể dùng đũa trộn lấy 1 ít lên để kiểm tra độ mịn của keo.
- Để 3 – 4 phút cho các thành phần hóa học trong keo chít mạch phát huy được hết tác dụng.
- Trát keo vào mạch: Dùng bay cao su trát keo vào kẽ mạch, để bay nghiêng 45 độ và ép keo vào kẽ gạch
- Làm sạch phần keo thừa: Trước khi keo khô, dùng miếng xốp ướt di chuyển theo hình xoắn ốc để lau sạch phần keo thừa. Thông thường, sau 15 phút, keo sẽ khô.
Bề mặt dán gạch chưa chít mạch
Chèn mạch gạch
7. Bước 7: Vệ sinh sau khi hoàn thiện
Sau khi dán và chít mạch song, bạn cần vệ sinh sạch sẽ cho bề mặt gạch bóng đẹp.
- Lau bề mặt gạch: Chờ 2 giờ để keo khô và lau lại bề mặt bằng vải sạch
- Hoàn thiện: Sau 24 giờ, gạch sẽ được cố định hoàn toàn
Vệ sinh sau khi dán gạch và chít mạch hoàn thiện
8. Lưu ý khi thi công dán gạch mosaic
Để việc thi công dán gạch mosaic diễn ra thuận lợi, bạn nên chú ý những điều cơ bản sau:
- Không thi công trong điều kiện ẩm ướt: Vì có để ảnh hưởng đến độ kết dính và chất lượng bề mặt gạch sau khi thi công.
- Không trát keo thành từng mảng phía sau viên gạch mà phải dàn đều: Vì việc này sẽ tạo ra các khoảng trống phía dưới viên gạch, dẫn đến hiện tượng nứt gạch, thấm nước sau này.
- Sử dụng keo dán gạch đúng cách: Phải dùng keo dán trong thời gian quy định. Hạn chế sử dụng keo dán gạch ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp và không sử dụng keo dán trên bề mặt nền ốp lát quá nóng vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng keo dán.
- Không chít mạch khi keo chưa khô hoàn toàn: Chít mạch khi keo dán chưa khô hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến độ kết dính giữa gạch và lớp nền.
- Cân nhắc chọn màu keo chít mạch phù hợp: Đồng màu với màu gạch sẽ không thấy rõ hình dạng viên gạch.
- Không đổ keo thừa xuống đường ống nước: Vì làm vậy sẽ gây tắc cống.
Bề mặt dán gạch hoàn thiện
9. Báo giá thi công gạch mosaic tại Anam Tile
Để thực hiện đầy đủ và chính xác các bước như hướng dẫn dán gạch mosaic, bạn sẽ cần có khá nhiều kinh nghiệm thi công. Vì vậy, nếu diện tích thi công gạch lớn, độ khó cao, họa tiết phức tạp thì bạn nên sử dụng dịch vụ thi công chuyên nghiệp.
Trên thị trường hiện nay, Anam Tile được biết đến như một trong những nhà cung cấp gạch mosaic chất lượng và có đội thi công gạch mosaic thiện nghệ, sẵn sàng hỗ trợ khi khách hàng có nhu cầu.
Thợ thi công của Anam Tile là những người rất hiểu về kỹ thuật sắp xếp và thi công, hiểu rõ về tính chất của gạch mosaic, có cách dán gạch mosaic chuẩn, nên có thể thi công chính xác, hạn chế rủi ro làm nứt vỡ nguyên liệu, giúp tiết kiệm cả vật chất và thời gian cho khách hàng.
Hãy liên hệ để biết báo giá thi công gạch mosaic mới nhất tại Anam Tile theo chi tiết sau:
Thông tin liên hệ: Anam Tile – Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Thanh Hải
- Địa chỉ: 67, Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
- Website: https://mosaic.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/MosaicVietnam.BatTrang/
- Hotline: 0966 558 808
- Email: [email protected]
Hy vọng với hướng dẫn cách dán gạch mosaic cực chi tiết và đầy đủ trên đây sẽ hữu ích với bạn!