TƯ VẤN

Cách THI CÔNG gạch mosaic – Cắt, ốp, lát, dán ĐẦY ĐỦ nhất

  • Tác giả:
    Anam Tile
  • Ngày đăng:
    27/05/2020
  • Ngày cập nhật:
    03/11/2020

Cách thi công gạch mosaicảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của công trình và đặc biệt là tính thẩm mỹ. Hãy tham khảo ngay cách thi công gạch mosaic chi tiết từ Anam Tile để mang đến vẻ đẹp hoàn hảo cho công trình của mình nhé!

1. Quy trình 6 bước thi công gạch mosaic

Quy trình thi công gạch mosaic gồm 6 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị vật liệu 
    • Vật liệu ốp lát: Số lượng gạch mosaic phải đủ, đúng, ghi rõ chủng loại, kích thước, màu sắc. Viên gạch mosaic nguyên vẹn, không nứt vỡ, sạch, khô và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
    • Vật liệu gắn kết: Vữa xi măng cát, keo dán gạch và chít gạch, vữa dán gạch… Các loại vật liệu gắn kết này phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với lớp nền.
  • Bước 2: Chuẩn bị lớp nền. Lớp nền là lớp có bề mặt dùng để ốp lát. Lớp nền cần đảm bảo các yêu cầu sau:
    • Bề mặt: Bằng phẳng, chắc chắn, ổn định.
    • Kết cấu bên trong: Không lẫn tạp chất, kết dính tốt với gạch mosaic.
  • Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ
  • Bước 4: Tiến hành ốp lát
  • Bước 5: Chà mạch ốp lát
  • Bước 6: Bảo dưỡng mặt ốp lát

Thi công gạch mosaic

Đội ngũ Anam Tile đang thi công gạch mosaic cho công trình chung cư Mipec Riverside Long Biên

2. Cách thi công gạch mosaic

Thi công gạch mosaic được gồm 3 kỹ thuật chính là kỹ thuật ốp gạch mosaic, kỹ thuật lát gạch mosaic và kỹ thuật chèn mạch gạch. Ngoài ra còn có kỹ thuật bổ trợ như cắt gạch mosaic và dán gạch mosaic bằng keo dán gạch.

2.1. Cắt gạch mosaic

Trong quá trình thi công gạch mosaic không thể tránh khỏi việc cắt gạch. Cắt gạch mosaic trong các trường hợp:

  • Bề mặt thi công không vừa với vỉ gạch, viên gạch.
  • Cắt gạch để tạo hình trang trí trên bề mặt ốp lát.
  • Cắt gạch ở những chỗ cong, góc, chỗ có ống thoát nước…

Nên hạn chế cắt gạch mosaic trong quá trình thi công để đảm bảo tốt nhất việc giữ nguyên kết cấu viên gạch. Điều này đòi hỏi người thợ thi công phải tính toán một cách hợp lý và chuẩn xác nhất.

Cắt đôi gạch mosaic bằng máy

Nên tính toán để hạn chế cắt gạch trong quá trình thi công

2.2. Cách ốp gạch mosaic

Gạch mosaic được sử dụng rất nhiều trong việc ốp tường trang trí. Có thể kể đến các vị trí thường ốp gạch mosaic như tường bếp, tường phòng khách, tường nhà tắm, quầy bar và tường quầy bar, mặt tiền, tường ngoại thất…

Quy trình ốp gạch mosaic:

  • Bước 1 – Chuẩn bị gạch ốp mosaic và vật liệu gắn kết: Gạch đầy đủ, khô ráo; vật liệu gắn kết theo quy định.
  • Bước 2 – Chuẩn bị lớp nền ốp gạch: Đảm bảo về mặt kết cấu, độ lồi lõm và lớp vữa trát lót.
  • Bước 3 – Chuẩn bị dụng cụ ốp gạch mosaic: Chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo không hỏng hóc.
  • Bước 4 – Thi công ốp gạch mosaic: Ốp đúng kỹ thuật theo quy trình: trát vữa lên bề mặt -> gắn gạch -> làm chắc viên gạch -> làm sạch vữa trên bề mặt gạch.
  • Bước 5 – Chèn mạch ốp mosaic: Đảm bảo trùng với khe co giãn để tránh làm nứt vỡ gạch mosaic.
  • Bước 6 – Bảo dưỡng mặt ốp: Che chắn cẩn thận và tránh va chạm khi lớp ốp chưa khô hẳn.

Tham khảo chi tiết tại Cách ốp gạch mosaic.

Cách ốp gạch mosaic bằng vữa xi măng cát

Cách ốp gạch mosaic bằng vữa xi măng cát

Với trường hợp ốp gạch bể bơi, cần chú ý chống thấm cho bề mặt trước khi tiến hành. Tham khảo cụ thể hơn tại Cách ốp gạch mosaic bể bơi.

2.3. Cách lát gạch mosaic

Kỹ thuật lát gạch mosaic cần đặc biệt chú ý đến màu sắc, hoa văn, hình dáng trang trí, độ phẳng, độ cao, độ dốc, độ lệch, độ kết dính với lớp nền, chiều rộng mạch lát, độ dày vật liệu gắn kết.

Quy trình lát gạch mosaic:

  • Bước 1 – Chuẩn bị gạch nền mosaic và vật liệu gắn kết: Gạch sạch sẽ, đầy đủ; vật liệu gắn kết được pha trộn theo quy định.
  • Bước 2 – Chuẩn bị lớp nền lát gạch: Phù hợp về độ dốc và độ cao.
  • Bước 3 – Chuẩn bị dụng cụ lát gạch mosaic: Chuẩn bị đầy đủ máy móc, dụng cụ còn sử dụng tốt.
  • Bước 4 – Thi công lát gạch mosaic: Lát đúng kỹ thuật theo quy trình: trải vữa -> gắn gạch -> làm chắc viên gạch -> làm sạch vữa trên bề mặt gạch.
  • Bước 5 – Chèn mạch lát mosaic: Chèn mạch lát sau khi gạch đã kết dính với lớp nền và đảm bảo về sinh sạch sẽ bề mặt gạch.
  • Bước 6 – Bảo dưỡng mặt lát: Che chắn cẩn thận và tránh va chạm khi lát ốp chưa khô hẳn.

Tham khảo chi tiết tại Cách lát gạch mosaic.

Kỹ thuật lát gạch mosaic

Cách lát gạch mosaic bằng vữa xi măng cát

2.4. Cách dán gạch mosaic

Ngoài dùng vữa xi măng cát, các công trình hiện nay rất chuộng việc sử dụng keo dán gạch. Keo dán gạch mosaic có loại chuyên biệt, dễ dàng mua ở các cửa hàng vật liệu xây dựng và rất dễ sử dụng.

Quy trình dán gạch mosaic:

  • Bước 1 – Chuẩn bị gạch mosaic: Đầy đủ, sạch sẽ, không nứt vỡ.
  • Bước 2 – Chuẩn bị dụng cụ dán gạch mosaic: Đầy đủ máy móc, dụng cụ còn sử dụng tốt.
  • Bước 3 – Chuẩn bị bề mặt dán gạch: Phẳng, cứng, chắc chắn, ổn định, có độ bám dính, sạch sẽ, khô.
  • Bước 4 – Chuẩn bị keo dán gạch: Trộn keo dán gạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Bước 5 – Thi công dán gạch mosaic: Dán đúng kỹ thuật theo quy trình: trát keo dán -> dán gạch -> làm chắc viên gạch -> vệ sinh bề mặt gạch.
  • Bước 6 – Chít mạch gạch mosaic: Chít mạch đúng kỹ thuật theo quy trình: vệ sinh kẽ gạch -> trộn keo chít mạch -> trát keo vào mạch -> làm sạch phần keo thừa.
  • Bước 7 – Vệ sinh sau khi hoàn thiện: Chờ 2 giờ để keo khô và lau lại bề mặt bằng vải sạch

Tham khảo chi tiết tại Cách dán gạch mosaic.

Cách ốp gạch mosaic bằng keo dán gạch

Cách dán gạch bằng keo dán gạch

3. Lưu ý khi thi công gạch mosaic

Để công trình ốp lát gạch mosaic được đẹp, bền và không ảnh hưởng đến những yếu tố khác, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ hoặc dư lượng gạch cần thiết: Đảm bảo quá trình thi công không bị gián đoạn. Tham khảo bảng kích thước gạch mosaic và báo giá gạch mosaic mới nhất 2020 tại Anam Tile để có sự tính toán phù hợp.
  • Hoàn thành các công việc liên quan trước khi thi công: Để tránh việc thi công mới làm ảnh hưởng đến chất lượng mặt ốp lát.
  • Chú ý đến các trang thiết bị có liên quan đến bề mặt ốp lát: Đảm bảo các đường dẫn nước, điện, khí đốt hoàn thiện và chắc chắn trước khi ốp lát.
  • Không sử dụng vật liệu gắn kết bị đóng rắn: Chỉ nên sử dụng trong vòng 2 – 4 tiếng kể từ khi trộn vật liệu gắn kết.
  • Tránh cắt gạch nhiều khi thi công: Vì nó có thể làm cho bề mặt ốp lát không được đẹp. Nếu bắt buộc phải cắt gạch thì dùng những viên gạch bị cắt đó ở vị trí khuất.
  • Sắp xếp hoa văn phù hợp: Đối với gạch mosaic có hoa văn cần lựa chọn các viên gạch gần nhau có màu sắc, độ bóng phù hợp, đường vân hài hòa và tốt nhất theo theo ý kiến của kiến trúc sư thiết kế.
  • Chống thấm: Tiến hành chống thấm với các bề mặt tiếp xúc nhiều với nước như bể bơi, nhà tắm, nhà vệ sinh.

Thi công dán gạch mosaic

Nắm được cách thi công gạch mosaic sẽ giúp bạn thi công đúng, đẹp và chất lượng

4. Báo giá thi công gạch mosaic tại Anam Tile

Việc thi công một công trình với gạch mosaic đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật, kinh nghiệm và cả con mắt nghệ sĩ. Bởi vậy, bạn nên sử dụng dịch vụ của những bên uy tín để có thể đảm bảo công trình nhận được đảm bảo đủ tiêu chí chất lượng và thẩm mỹ.

Hiện nay, Anam Tile là đơn vị cung cấp gạch mosaic và thi công gạch mosaic chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Không chỉ ở Hà Nội, đội ngũ nhân công của chúng tôi có thể tiến hành thi công gạch mosaic trên khắp cả nước.

Anam Tile chuyên nhận thi công cho các công trình sử dụng gạch mosaic do Anam Tile cung cấp, và luôn có chính sách bảo hành, bảo trì hợp lý với các công trình hoàn thiện. Cách thi công gạch mosaic của Anam Tile rất chuyên nghiệp, nhanh chóng và luôn luôn đảm bảo chất lượng.

Thi công ốp gạch mosaic

Đội ngũ Anam Tile thi công ốp lát gạch mosaic

Nếu có nhu cầu mua và thi công gạch mosaic, hãy liên hệ với Anam Tile để nhận báo giá thi công gạch mosaic mới nhất:

Thông tin liên hệ: Anam Tile – Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Thanh Hải

Bài viết liên quan

  • Bình luận
  • Facebook
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *